Home
Ăn Của Rừng Rưng Rưng Nước Mắt
Barnes and Noble
Ăn Của Rừng Rưng Rưng Nước Mắt
Current price: $25.00
Barnes and Noble
Ăn Của Rừng Rưng Rưng Nước Mắt
Current price: $25.00
Size: OS
Loading Inventory...
*Product information may vary - to confirm product availability, pricing, shipping and return information please contact Barnes and Noble
Hồi nhỏ, tôi học ngay từ lớp Ba trường làng rồi học trường tỉnh, học lên... học lên, những bài học Địa Lý về nước ta, về liên bang Đông Dương, đều nói rằng ba phần tư diện tích lãnh thổ Đông Duơng là Rừng và Cao Nguyên, các vùng đồng bằng đều rất hẹp như Châu Thổ Hồng Hà (Bắc Kỳ/ Tonkin), các rẻo Duyên Hải Trung Kỳ (Annam). Riêng đồng bằng sông Cửu Long (Nam Kỳ/ Cochinchine) rộng nhất. Tiếp theo có vùng châu thổ Tonlesap (Cambodge). Ai Lao (Laos) thì không có đồng bằng chỉ có vài cánh đồng không rộng mấy.
Bài học Địa Lý là bài lý thuyết, kiểm nhận bằng mắt thường của người ở khắp miền và ai có đi đây đi đó trên lãnh thổ Đông Duơng (bán đảo phía Đông giáp với Thái Bình Dương, gọi tắt) đều xác nhận là đúng. Đi đâu cũng thấy rừng bạt ngàn. Hầu hết là núi và rừng mọc theo núi với nhiều sông ngắn vỡ nguồn từ Thượng Du Bắc Phần, cao nguyên Trung Phần của Việt Nam; chỉ một con sông phát nguyên từ Kon Tum (Trung Phần Việt Nam) chảy ngược về phía Tây nhập vào Mê Kong, rất ngắn và rất nhỏ.
Rừng trên toàn cõi Đông Dương, nói chung, ở miền Bắc, miền Trung, miền Đông Nam Phần, Lào, Cambodia đa phần là căn cứ địa vững chãi giúp cho cuộc kháng Pháp và cuộc chiến tranh chống Mỹ-Việt Nam Cộng Hòa thành công. Tố Hữu từng có thơ rằng "Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù". Vậy mà, hiện tại còn rất ít mà vẫn cứ phải phá nhiều để đưa kinh tế đi lên. Tôi còn nhớ, có vị lãnh đạo từng phải căn dặn các địa phương: "Muốn hạ một cây rừng phải thắp một cây nhang quỳ lạy!". Nhưng xem báo hàng ngày thấy rừng bị triệt hạ nghe mà rụng rời, đau đớn thống thiết...
Tôi viết bài Bạt cho tập thơ của tôi, Ăn Của Rừng Rừng Rưng Nước Mắt... đến đây, coi như mới chỉ phần dạo đờn mà đã nghe buồn trong lòng quá đỗi rồi! Hay là tại cái chữ Bạt? Bạt là Bạt Tai kẻ nào phá rừng? Dám lắm! Muốn lắm! Nhưng lại ngập ngừng! Hèn thay!
Bài chưa xong... xin bạn đọc nhận sớm giùm tôi Lời Chào! Rừng ơi!
Trần Vấn Lệ
Bài học Địa Lý là bài lý thuyết, kiểm nhận bằng mắt thường của người ở khắp miền và ai có đi đây đi đó trên lãnh thổ Đông Duơng (bán đảo phía Đông giáp với Thái Bình Dương, gọi tắt) đều xác nhận là đúng. Đi đâu cũng thấy rừng bạt ngàn. Hầu hết là núi và rừng mọc theo núi với nhiều sông ngắn vỡ nguồn từ Thượng Du Bắc Phần, cao nguyên Trung Phần của Việt Nam; chỉ một con sông phát nguyên từ Kon Tum (Trung Phần Việt Nam) chảy ngược về phía Tây nhập vào Mê Kong, rất ngắn và rất nhỏ.
Rừng trên toàn cõi Đông Dương, nói chung, ở miền Bắc, miền Trung, miền Đông Nam Phần, Lào, Cambodia đa phần là căn cứ địa vững chãi giúp cho cuộc kháng Pháp và cuộc chiến tranh chống Mỹ-Việt Nam Cộng Hòa thành công. Tố Hữu từng có thơ rằng "Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù". Vậy mà, hiện tại còn rất ít mà vẫn cứ phải phá nhiều để đưa kinh tế đi lên. Tôi còn nhớ, có vị lãnh đạo từng phải căn dặn các địa phương: "Muốn hạ một cây rừng phải thắp một cây nhang quỳ lạy!". Nhưng xem báo hàng ngày thấy rừng bị triệt hạ nghe mà rụng rời, đau đớn thống thiết...
Tôi viết bài Bạt cho tập thơ của tôi, Ăn Của Rừng Rừng Rưng Nước Mắt... đến đây, coi như mới chỉ phần dạo đờn mà đã nghe buồn trong lòng quá đỗi rồi! Hay là tại cái chữ Bạt? Bạt là Bạt Tai kẻ nào phá rừng? Dám lắm! Muốn lắm! Nhưng lại ngập ngừng! Hèn thay!
Bài chưa xong... xin bạn đọc nhận sớm giùm tôi Lời Chào! Rừng ơi!
Trần Vấn Lệ