Home
Thanh Van Tang, Tap 13: Luat Tu Phan, Quyen 1 - Bia Mem
Barnes and Noble
Thanh Van Tang, Tap 13: Luat Tu Phan, Quyen 1 - Bia Mem
Current price: $29.99
Barnes and Noble
Thanh Van Tang, Tap 13: Luat Tu Phan, Quyen 1 - Bia Mem
Current price: $29.99
Size: OS
Loading Inventory...
*Product information may vary - to confirm product availability, pricing, shipping and return information please contact Barnes and Noble
LUẬT TỨ PHẦN, Quyển 1
Việt dịch: Tỳ-kheo Thích Đỗng Minh: Hiệu chính & Chú thích: Tỳ-kheo Thích Tuệ Sỹ
Bản dịch
Luật Tứ phầ
n ấn hành lần thứ nhất PL 2546 (Tl.2002) chỉ mới gồm 30 quyển trong bản Hán, phân thành ba tập, nội dung thuyết minh giới pháp Tỳ-kheo (tập 1 & 2), và giới pháp Tỳ-kheo-ni (tập 3), phổ biến giới hạn trong các giảng khóa và các trường Luật để làm tư liệu học tập, nghiên cứu Giới bổn Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni. (...)
Hòa thượng [Thích Đỗng Minh] là một số rất ít trong các Tỳ-kheo trì luật của Tăng-già Việt Nam kể từ khi Phật giáo được trùng hưng, Tăng thể được chấn chỉnh và khôi phục. Thế hệ thứ nhất trong phả hệ truyền thừa Luật tạng của Tăng già Việt Nam thời trùng hưng hiện đại bao gồm bóng mờ của nhiều bậc Thượng tôn Trưởng lão, uy nghi đĩnh đạc nhưng khó hình dung rõ nét đối với các thế hệ tiếp bước theo sau. Các Ngài xứng đáng là bậc Long Tượng trong chốn tòng lâm, mà đời sống phạm hạnh nghiêm túc, phản chiếu giới đức sáng ngời, tịnh như băng tuyết, mãi mãi ghi dấu trên các nẻo đường hành cước, tham phương, hoằng truyền Chánh pháp. (...)
Chính trong điều kiện và bối cảnh xã hội này, hình ảnh Hòa thượng thường xuyên xuất hiện trong các Tăng sự thường hành giữa hai hệ truyền Luật Nam Bắc, hoặc chính thức, hoặc dự khán. Hòa thượng có kể lại cho chúng tôi nghe những lần Hòa thượng được phép dự khán để quan sát Tăng-già Nam phương tác pháp yết-ma; trong đó sima hay cương giới được ấn định sao cho sự dự khán của Hòa thượng không làm cho Tăng yết-ma bị nghi là phi pháp, phi luật. Những điểm tế nhị như vậy trong sinh hoạt Tăng-già không phải là điều dễ cảm nhận đối với những ai không trực tiếp dự phần hay được nghe từ chính người trực tiếp dự phần; và do đó cũng tương đối khó khăn để lý giải bản thể thanh tịnh và hòa hiệp của Tăng-già.
(...)
Luật Tứ phần
này của Hòa thượng cùng với sự hiệu chính và chú thích đã được Hòa thượng xem lại, nhưng chúng tôi không thấy Hòa thượng chỉ dạy gì thêm về những sai lầm có thể có trong khi hiệu chính và chú thích; vì vậy đây có thể được coi là bản dịch chuẩn với sự ấn khả của Hòa thượng.
Ghi chú
1. Bộ
Luật Tứ Phần
này gồm có 4 quyển (q.1-4) do HT Thích Đỗng Minh dịch Việt, Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ hiệu chính và chú thích: cộng 1 sách Tổng Lục do Tuệ Sỹ biên soạn.
2. Toàn bộ sách do Hội Ấn Hành Đại Tạng Kinh Việt Nam thực hiện đều được ấn hành phi lợi nhuận. Với tâm nguyện cúng dường Pháp thí, Hội Ấn Hành ĐTKVN lần lượt in các Kinh Luật Luận trên giấy tốt và bìa dày tại các nhà in chuyên dụng để cúng dường thập phương. Ngoài ra, nếu quý vị muốn thỉnh Kinh sách theo nhu cầu cá nhân mà không bị gián đoạn, hay trường hợp Kinh sách in đã phân phối hết, xin tùy chọn cách đặt in sách "print on demand" nơi đây và tự nguyện trả các chi phí. Giá niêm yết ở đây là các chi phí tối thiểu do các hệ thống phát hành quốc tế quy định, chúng tôi hoàn toàn không thu bất kỳ lợi nhuận nào trong Phật sự này..
Việt dịch: Tỳ-kheo Thích Đỗng Minh: Hiệu chính & Chú thích: Tỳ-kheo Thích Tuệ Sỹ
Bản dịch
Luật Tứ phầ
n ấn hành lần thứ nhất PL 2546 (Tl.2002) chỉ mới gồm 30 quyển trong bản Hán, phân thành ba tập, nội dung thuyết minh giới pháp Tỳ-kheo (tập 1 & 2), và giới pháp Tỳ-kheo-ni (tập 3), phổ biến giới hạn trong các giảng khóa và các trường Luật để làm tư liệu học tập, nghiên cứu Giới bổn Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni. (...)
Hòa thượng [Thích Đỗng Minh] là một số rất ít trong các Tỳ-kheo trì luật của Tăng-già Việt Nam kể từ khi Phật giáo được trùng hưng, Tăng thể được chấn chỉnh và khôi phục. Thế hệ thứ nhất trong phả hệ truyền thừa Luật tạng của Tăng già Việt Nam thời trùng hưng hiện đại bao gồm bóng mờ của nhiều bậc Thượng tôn Trưởng lão, uy nghi đĩnh đạc nhưng khó hình dung rõ nét đối với các thế hệ tiếp bước theo sau. Các Ngài xứng đáng là bậc Long Tượng trong chốn tòng lâm, mà đời sống phạm hạnh nghiêm túc, phản chiếu giới đức sáng ngời, tịnh như băng tuyết, mãi mãi ghi dấu trên các nẻo đường hành cước, tham phương, hoằng truyền Chánh pháp. (...)
Chính trong điều kiện và bối cảnh xã hội này, hình ảnh Hòa thượng thường xuyên xuất hiện trong các Tăng sự thường hành giữa hai hệ truyền Luật Nam Bắc, hoặc chính thức, hoặc dự khán. Hòa thượng có kể lại cho chúng tôi nghe những lần Hòa thượng được phép dự khán để quan sát Tăng-già Nam phương tác pháp yết-ma; trong đó sima hay cương giới được ấn định sao cho sự dự khán của Hòa thượng không làm cho Tăng yết-ma bị nghi là phi pháp, phi luật. Những điểm tế nhị như vậy trong sinh hoạt Tăng-già không phải là điều dễ cảm nhận đối với những ai không trực tiếp dự phần hay được nghe từ chính người trực tiếp dự phần; và do đó cũng tương đối khó khăn để lý giải bản thể thanh tịnh và hòa hiệp của Tăng-già.
(...)
Luật Tứ phần
này của Hòa thượng cùng với sự hiệu chính và chú thích đã được Hòa thượng xem lại, nhưng chúng tôi không thấy Hòa thượng chỉ dạy gì thêm về những sai lầm có thể có trong khi hiệu chính và chú thích; vì vậy đây có thể được coi là bản dịch chuẩn với sự ấn khả của Hòa thượng.
Ghi chú
1. Bộ
Luật Tứ Phần
này gồm có 4 quyển (q.1-4) do HT Thích Đỗng Minh dịch Việt, Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ hiệu chính và chú thích: cộng 1 sách Tổng Lục do Tuệ Sỹ biên soạn.
2. Toàn bộ sách do Hội Ấn Hành Đại Tạng Kinh Việt Nam thực hiện đều được ấn hành phi lợi nhuận. Với tâm nguyện cúng dường Pháp thí, Hội Ấn Hành ĐTKVN lần lượt in các Kinh Luật Luận trên giấy tốt và bìa dày tại các nhà in chuyên dụng để cúng dường thập phương. Ngoài ra, nếu quý vị muốn thỉnh Kinh sách theo nhu cầu cá nhân mà không bị gián đoạn, hay trường hợp Kinh sách in đã phân phối hết, xin tùy chọn cách đặt in sách "print on demand" nơi đây và tự nguyện trả các chi phí. Giá niêm yết ở đây là các chi phí tối thiểu do các hệ thống phát hành quốc tế quy định, chúng tôi hoàn toàn không thu bất kỳ lợi nhuận nào trong Phật sự này..