Home
Tr�n d?i l� l� c?t
Barnes and Noble
Tr�n d?i l� l� c?t
Current price: $6.56


Barnes and Noble
Tr�n d?i l� l� c?t
Current price: $6.56
Size: OS
Loading Inventory...
*Product information may vary - to confirm product availability, pricing, shipping and return information please contact Barnes and Noble
Chắc nhiều người cũng như tôi, buổi đầu rất dị ứng với cái lô cốt. Trên đồi là cỏ mượt, là nắng tháng Giêng, là
tóc gió ai bay, là cánh diều tuổi nhỏ... là gì gì cũng được, nhưng là lô cốt thì nản đến nỗi hết muốn đọc. Đã mấy lần mở sách ra rồi gập sách lại.
Nhưng bạn già còn lại mấy ai, có thù ghét cái lô cốt ấy bao nhiêu, rồi cũng phải đọc. Cũng như anh, biết là
bên trong ấy nóng lắm, nhưng cũng thử chui vào. Hóa ra cái lô cốt ấy là chứng tích cho một cuộc tình của tuổi mới lớn. Chàng thuở ấy, có lẽ 15, lặng lẽ yêu nàng tuổi 17. Tình yêu tinh khôi và vô nhiễm. Yêu như hạt mầm nhú lên trong đất, như cỏ mọc trong đêm. Vậy mà nàng chết đi một cách tức tưởi, chết vì lạng quạng tránh bọn con trai thô lỗ để rồi húc phải một thứ còn thô lỗ hơn, đáng ghét hơn là chiếc xe nhà binh.
Vậy là đã rõ. Những thứ không mời mà đến, hết lô cốt đến xe nhà binh, cứ lù lù xuất hiện trên đất nước Việt Nam này, dù trên nguyên tắc đã hòa bình.
Cái chết của nàng thật phi lý. Cũng như cái chết của sáu con người trong lô cốt bị giết bằng dao rựa trong đêm tối trước giờ đình chiến. Chẳng những phi lý mà còn hạ tiện, thấp hèn. Đó là cuộc ám sát. Không chỉ sáu con người đang khấp khởi chờ đợi phút giây hòa bình, mà của nhiều triệu con người vô tội và rất yêu hòa bình của cả hai miền Nam, Bắc.
Phi lý, đúng, nhưng không phải thứ phi lý buồn nôn của Sartre. Một phi lý khạc chẳng ra, nuốt chẳng vào. Tôi,
thuở ấy từng viết: ôi máu me của cuộc tương tàn/ anh em hãy chia nhau mà uống. Nhưng làm sao mà uống cho nổi khi những chén máu ấy chẳng những tanh mà còn tởm lợm vì hiểm sâu nọc độc.
Thực ra tôi đã từng là người trong cuộc nên có hơi ầm ĩ, chứ những trang viết của anh rất lặng lẽ. Trước cái chết của người con gái mà anh yêu thầm kín, anh chỉ đặt môi lên tay o, muốn nói một lời mà không tìm ra lời nói. Chính vì không tìm ra lời mà mãi đến 50 năm sau, anh hãy còn thao thức vì nàng.
Tôi vẫn thường nghĩ, những người chết tức tưởi, linh hồn của họ vẫn còn bập bềnh đâu đó. Họ không tan được trong nắng trong gió, không theo mưa rớt xuống đời, mà lay lắt trong biển trầm luân như những con sứa.
Nên, những trang viết của anh như một niềm an ủi hiển linh cho hồn sứa nọ, khi biết rằng trên bãi cát đời, có một người thực sự là đàn ông yêu nàng đến những 50 năm và còn hơn thế nữa.
tóc gió ai bay, là cánh diều tuổi nhỏ... là gì gì cũng được, nhưng là lô cốt thì nản đến nỗi hết muốn đọc. Đã mấy lần mở sách ra rồi gập sách lại.
Nhưng bạn già còn lại mấy ai, có thù ghét cái lô cốt ấy bao nhiêu, rồi cũng phải đọc. Cũng như anh, biết là
bên trong ấy nóng lắm, nhưng cũng thử chui vào. Hóa ra cái lô cốt ấy là chứng tích cho một cuộc tình của tuổi mới lớn. Chàng thuở ấy, có lẽ 15, lặng lẽ yêu nàng tuổi 17. Tình yêu tinh khôi và vô nhiễm. Yêu như hạt mầm nhú lên trong đất, như cỏ mọc trong đêm. Vậy mà nàng chết đi một cách tức tưởi, chết vì lạng quạng tránh bọn con trai thô lỗ để rồi húc phải một thứ còn thô lỗ hơn, đáng ghét hơn là chiếc xe nhà binh.
Vậy là đã rõ. Những thứ không mời mà đến, hết lô cốt đến xe nhà binh, cứ lù lù xuất hiện trên đất nước Việt Nam này, dù trên nguyên tắc đã hòa bình.
Cái chết của nàng thật phi lý. Cũng như cái chết của sáu con người trong lô cốt bị giết bằng dao rựa trong đêm tối trước giờ đình chiến. Chẳng những phi lý mà còn hạ tiện, thấp hèn. Đó là cuộc ám sát. Không chỉ sáu con người đang khấp khởi chờ đợi phút giây hòa bình, mà của nhiều triệu con người vô tội và rất yêu hòa bình của cả hai miền Nam, Bắc.
Phi lý, đúng, nhưng không phải thứ phi lý buồn nôn của Sartre. Một phi lý khạc chẳng ra, nuốt chẳng vào. Tôi,
thuở ấy từng viết: ôi máu me của cuộc tương tàn/ anh em hãy chia nhau mà uống. Nhưng làm sao mà uống cho nổi khi những chén máu ấy chẳng những tanh mà còn tởm lợm vì hiểm sâu nọc độc.
Thực ra tôi đã từng là người trong cuộc nên có hơi ầm ĩ, chứ những trang viết của anh rất lặng lẽ. Trước cái chết của người con gái mà anh yêu thầm kín, anh chỉ đặt môi lên tay o, muốn nói một lời mà không tìm ra lời nói. Chính vì không tìm ra lời mà mãi đến 50 năm sau, anh hãy còn thao thức vì nàng.
Tôi vẫn thường nghĩ, những người chết tức tưởi, linh hồn của họ vẫn còn bập bềnh đâu đó. Họ không tan được trong nắng trong gió, không theo mưa rớt xuống đời, mà lay lắt trong biển trầm luân như những con sứa.
Nên, những trang viết của anh như một niềm an ủi hiển linh cho hồn sứa nọ, khi biết rằng trên bãi cát đời, có một người thực sự là đàn ông yêu nàng đến những 50 năm và còn hơn thế nữa.